Tiếp theo chuyên mục Facebook và Content Facebook – Bài trước, tôi đã khái quát sơ lược cho các bạn hiểu được phần nào vị trí, vai trò của Facebook và nội dung trên Facebook; Đó chỉ là câu chuyện mở đầu về một chiến trường online, về mặt trận mà chúng ta sẽ chiến đấu; Đó chính là Facebook. Bài viết này tôi sẽ nói về những sai lầm của Doanh nghiệp khi tham gia Mạng Xã Hội.

nhung sai lam cua doanh nghiep khi tham gia truyen trong online

Ở bài viết này, tôi muốn giúp các bạn biết được một số sai lầm của những người đã và đang chiến đấu trên mặt trận này, từ đó chúng ta sẽ nhìn lại bản thân để xem có đúng là chúng ta đang mắc phải những sai lầm như vậy hay  không.

Nếu đúng là bạn đang dính phải những sai lầm như vậy! Hãy Comment ở dưới bài viết này: “tôi đang bị như vậy! Cụ thể là,…” hoặc gọi điện trực tiếp cho tôi, đừng ngại, tôi sẽ có cách giúp bạn! Nếu bạn may mắn không như vậy, thì hãy chia sẻ chút kinh nghiệm của mình nhé…

Sau đây, tôi sẽ chia sẻ một số sai sai lầm của doanh nghiệp khi tham gia truyền thông online và social media

Để bắt đầu, tôi xin kể cho các bạn nghe một câu truyện cách nay đã 4 năm. Tại hội nghị Media 360 vào năm 2015: Keith Weed – Giám đốc Marketing của Unilever đã công bố thay đổi chiến lược truyền thông (Unilever là trong những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân, gia đình và thực phẩm tại hơn 190 quốc gia. Doanh số 2018 khoảng 50 tỷ USD). Nói thế này cho ngắn gọn, 90% người Việt Nam hiện đang dùng 1 sản phẩm nào đó của Unilever như: kem đánh răng, bàn chải, sữa tắm, dầu gội đầu,…

Các bạn biết đó, 1 công ty toàn cầu như Unilever mà thay đổi chiến lược sẽ là 1 sự thay đổi rất lớn, và cực kỳ tốn kém,… nhưng họ sẵn sàng chấp nhận và tư duy của họ đã thay đổi rất sớm,… Và bài phát biểu của Keith Weed đã khiến nhiều doanh nghiệp không khỏi giật mình. Và đến bây giờ, sau 4 năm trôi qua đã chứng minh những thay đổi của Unilever là hoàn toàn chuẩn xác.

Và chứng minh một số Doanh nghiệp không kịp thay đổi như Unilever đang chết mất xác vì chính những điều này.

Thay đổi của Unliever tóm lược đơn giản như sau:

  • Chiến lược cũ: ABC (Attention – Branding – Communication).
  • Đã được đổi sang chiến lược mới: ART (Authentic – Relevant – Talkability).

Để trả lời cho lối đi này, Unilever đã đưa ra lý do như sau:

Trước kia chúng ta hay nghĩ rằng đầu tiên là tạo ra nội dung, sau đó truyền tải nó. Đó là hai việc riêng biệt: sáng tạo (creativity) và truyền thông (media). Giờ đây sáng tạo và truyền tải đã nhập thành một.

Vì nơi bạn nhìn thấy một cái gì đó và bối cảnh của nơi bạn nhìn thấy nó tạo ra một sự khác biệt rất lớn.

sai lam cua doanh nghiepj khi tham gia truyen thong online

Vậy ART (Authentic – Relevant – Talkability) là gì?

Đừng bắt đầu với một mẩu quảng cáo sáng tạo hay TVC rồi áp nó lên các kênh truyền thông khác . Vì thế giới đã thay đổi. Ba thứ ở ART chính là cốt lõi của truyền thông mới:

  • Authenticity: tính xác thực. Hãy đưa ra các câu chuyện có ý nghĩa: khách hàng đã quá chán các nội dung sáo rỗng và dàn dựng.
  • Relevant : sự phù hợp. Hãy chọn đúng thời điểm thích hợp, có sự liên quan tới người xem.
  • Talkability: khả năng truyền miệng. Phải biết kể chuyện và câu chuyện sẽ phải như 1 con virus lây lan.

Với 3 chìa khóa trên, tôi vạch ra 3 vấn đề quan trọng nhất mà doanh nghiệp hay mắc phải: cũng bám vào 3 thứ ở ART này, đó chính là:

1. Nội dung lạc hậu – Bình mới rượu cũ (Thiếu tính xác thực – Authenticity)

  • Sai lầm: Các doanh nghiệp vẫn sử dụng các nội dung kiểu cũ một cách máy móc để áp đặt lên khách hàng trong môi trường mới.
  • Biểu hiện: Sử dụng những thông tin quảng cáo dưới dạng khô khan để thuyết phục khách hàng. Suốt ngày post các nội dung chính thống. Thuê các KOLs post nội dung của mình một cách máy móc…
  • Hậu quả: Khách hàng không có cảm xúc vì họ đã quá chán các nội dung sáo rỗng và dàn dựng, họ thấy KHÔNG TIN.

2. Chỉ chăm truyền tin – không trò chuyện với cộng đồng (thiếu sự phù hợp, sự liên quan: Relevant)

  • Sai lầm: Mải mê bán hàng, không hiểu khách hàng, không hiểu môi trường, không hiểu hoàn cảnh và bối cảnh.
  • Biểu hiện: Không cần biết khách hàng đang quan tâm gì để cùng trò chuyện với họ, mà chỉ cố nhồi thông tin bán hàng về phía họ.
  • Hậu quả: Khách hàng tiếp nhận gượng ép, không trò chuyện lại và sẽ không có sợi dây gắn kết lẫn nhau. Câu chuyện sẽ chóng kết thúc. Mua không lâu bền, thiếu Khách hàng trung thành

3. Không biết kể chuyện (Talkability)

  • Sai lầm: Chăm chăm chỉ đạt được mục tiêu. Luôn coi người mà ta đang tiếp cận chỉ là nguồn kiếm tiền.
  • Biểu hiện: Nội dung đưa ra quá nặng nề về quảng cáo: thông điệp bán hàng quá lộ liễu.
  • Hậu quả: Content quá tập trung bán hàng khiến thông điệp không thể lan truyền, thậm chí gây ác cảm. Thương hiệu không được xây dựng bền vững, sản phẩm không tạo cảm xúc.

nhung sai lam cua doanh nghiep khi tham gia truyen trong online

Nếu đúng là bạn đang bị như vậy! Hãy Comment ở dưới : “tôi đang bị như vậy ! Cụ thể là…” Đừng ngại, tôi sẽ có cách giúp bạn. Hoặc nếu bạn may mắn không mặc những sai lầm như vậy, thì hãy chia sẻ chút kinh nghiệm của mình…

Ở trên chỉ là những sai lầm để bạn có thể TRÁNH – Còn cách để từ đó tạo ra Giá Trị cho công ty để thành công như Unilever tôi sẽ chia sẻ kỹ hơn trong các khoá đào tạo truyền thông online. Có bạn nào tham gia không?

3.4/5 - (20 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *